Có bao giờ anh em ở đâu đặt câu hỏi: đi may một bộ suit nhưng lại tách jacket, quần, waistcoat may riêng biệt tại nhiều nơi khác nhau không? Và mình sẽ có luôn ví dụ cực kỳ nổi tiếng là Duke of Windsor (a.k.a Edward VIII idol Classic Menswear) – chắc chắn ai cũng biết người dẫn đầu thời trang nam cổ điển thay vì chạy theo nó, mở toang những trào lưu, phá vỡ, tạo ra những quy luật ăn mặc mới còn ảnh hưởng tới tận ngày nay.
Và fact là cụ Edward lại không may suit từ một nhà mà may jacket và quần ở các nhà may khác nhau. Jacket may đo bởi Frederick Scholte nhưng quần thì lại không, vì giống các nhà may Anh Quốc khi đó chỉ may quần không đỉa bắt buộc đeo suspenders, trong khi cụ Công tước thích đeo dây lưng với quần kiểu Mỹ nên không bao giờ may quần của Frederick Scholte (anh em nào mặc suit đeo belt tự tin hơn rồi chứ), mà may đo của Forster & Son. Trong Thế chiến II, khi làm Toàn quyền Bahamas, cụ Edward làm quen với nhà may mới là H. Harris của New York và từ đó H. Harris trở thành nhà may quần cho Edward và cũng trở thành trò đùa “quần vượt đại dương” như câu chuyện tình tai tiếng với bà Wallis. Công thức của cụ Edward từ đó là jacket may đo Frederick Scholte (London), quần H. Harris (New York), còn sơ mi, waistcoat và phụ kiện của Hawes & Curtis (London).
Ví dụ luôn thực tế, một trong những bộ suit cách mạng, nổi bật nhất của cụ Edward VIII là bộ Tartan Dinner Suit may đo trong năm 1950-1951 sử dụng vải họa tiết Tartan cổ điển Scotland nhưng thêm vào những phá cách hiện đại thời bấy giờ, tạo nên bộ Dinner Suit tiên phong và gây shock nhiều người khi đó:
- Dinner Jacket may của F. Scholte, London kiểu 2 hàng khuy 4×1 tiêu chuẩn tiệc Black Tie, ve nhọn to, vạt sau xẻ 2 bên, tay áo có lật Cuff (detail quen ha, giống áo Dinner Jacket hiện đại chưa nào).
- Quần may đo H. Harris, New York ống taper, cửa quần kéo khóa, cụ Edward không thích cửa quần cài khuy mà kéo khóa cho tiện.
- Evening Waistcoat backless (không lưng, như áo yếm các cụ Việt Nam vậy, backless Waistcoat cũng là sản phẩm của cụ Edward tạo ra), Cummerbund Tartan của Hawes & Curtis. Tartan full cây luôn.
Ngoài ra, trong phiên đấu giá tại Sotheby’s năm 1998, bộ Dinner Suit này còn được đấu giá kèm với một chiếc Evening Waistcoat backless vải corduroy màu dark green của Scholte từ năm 1947 và hai chiếc Evening Waistcoat backless Pique trắng khác của Hawes & Curtis. Một bộ suit 3 mảnh chưa tính sơ mi, giày thôi đã từ 3 nhà rồi, ăn mặc cũng lắm cầu kỳ ghê ha. Nên khi đàn ông bật “Điệu Mode” thì chị em cũng phải chạy dài.
(Tham khảo: Sartorial Notes, Kerry Taylor Auctions, Sotheby’s Auction,…)
Sartorial không phải là đích đến, nó là một cuộc hành trình.