Tie Bar & Clip – để chơi cho chuẩn!

Tie Bar, Tie Clip là những món phụ kiện có lịch sử lâu đời với Classic Menswear, nhưng với giới Sartorial hiện đại thì đây có vẻ như là món phụ kiện khá ít được quan tâm. Như anh em hầu hết đều thích style “nghệ nghệ”, bay bổng với necktie bay phấp phới nhìn mềm mại hơn nhiều, hình ảnh Tie Bar/Clip thường gắn với hình ảnh khá “già” của các bác cán bộ với “suit Đảng viên” cực kỳ đứng đắn hay hình ảnh… bố cô dâu, chú rể trong đám cưới. Tuy vậy những anh em nào có ý định chơi món này cũng nên tìm hiểu qua quy chuẩn để chơi cho “chuẩn”.
Không phải cứ “đẹp trai như Beckham” là mặc chuẩn. Ảnh bên trái: Tie Bar đặt quá cao; Ảnh bên phải: Tie Bar bản quá lớn so với tie và cũng… sai vị trí!
  • Trước hết nói đến quy tắc thì việc đầu tiên, bạn phải cài Tie Bar/Clip thẳng thớm cái đã. Còn cài lệch thì các rules phía sau có tuân thủ hết thì nhìn vẫn bằng không.
  • Kích thước của Tie Bar/Clip: Lý tưởng là khoảng 2/3 bề ngang necktie, có thể thay đổi chút xíu nhưng đừng để tình trạng Tie Bar/Clip bé tin hin hay to bự choán hết bề ngang necktie.
Ba lỗi cơ bản khi dùng Tie Bar: cài lệch, kích thước quá lớn so với bề ngang necktie, đeo Tie Bar với Waistcoat
  • Điểm cài Tie Bar/Clip: Điểm cài lý tưởng là khuy trong khoảng khuy thứ 3-4 khoảng của xương ức, đừng để Tie Bar/Clip quá cao gần đến cổ hay thấp xuống đến bụng.
  • Match với các phụ kiện kim loại khác: Đây là rule quen thuộc của Âu Phục nói chung nên không cần nói thêm nữa, màu sắc Tie Bar/Clip cần match với các phụ kiện kim loại như mặt đồng hồ, mặt dây lưng,… thường là 2 màu ánh bạc hay ánh vàng.
  • Không đeo Tie Bar/Clip với Waistcoat hay Cardigan: Âu Phục có quy tắc những món cùng tính năng thì không đi với nhau như rule đã dây lưng thì bỏ Suspenders và ngược lại, tương tự Waistcoat hay Cardigan có công năng giữ necktie nằm yên nên việc đeo Tie Bar với Waistcoat là thừa. Trong Peaky Blinders, việc đeo Tie Bar với Waistcoat khá phổ biến, không biết do vô ý hay đội ngũ stylist cố ý tạo ấn tượng chăng?

  • Dịp sử dụng: Tie Bar/Clip có thể dùng hầu hết mọi dịp như đi phỏng vấn, đi làm công sở, đi dự đám cưới, tiệc tùng – nhưng có một dịp nên tránh đó là đám tang, vì đám tang là nơi chia sẻ với gia chủ nên những phụ kiện kiểu này hay Cufflinks không phù hợp với hoàn cảnh này, mọi người nhớ nhé.
  • Cuối cùng nhưng đơn giản nhất bạn phải kẹp Tie Bar/Clip với áo sơ mi, nhiều trường hợp Bar/Clip không kẹp vào nẹp áo sơ mi nên necktie vẫn “lủng lẳng” nhìn rất hài hước.
Vẫn là David Beckham nhưng lần này, anh đã chọn Tie Bar thật tinh tế
Kích thước phù hợp của Tie Bar/Clip: quá ngắn, tạm ổn, hoàn hảo, ổn, quá dài
Vị trí Tie Bar/Clip phù hợp, cao quá lên đến cổ mà thấp quá xuống tận bụng đều không ổn
Vị trí Tie Bar/Clip lý tưởng thường là khoảng khuy thứ 3-4 của áo sơ mi
Màu sắc Tie Bar/Clip cần match với các phụ kiện kim loại
Tom Hardy cũng… sai toàn tập, và bạn biết vì sao rồi chứ?
(Thông tin, hình ảnh tổng hợp từ He Spoke Style, Black Lapel, Gentleman Within, Beckett Simonon, Bespoke Unit,…)

Bình luận trong “Tie Bar & Clip – để chơi cho chuẩn!

  1. Được nhắc tới trong: Quy tắc Âu phục: Đừng dùng trùng! - Sartorial

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *