Một số fact thú vị về Seersucker
• Sọc trắng – xanh được coi là kinh điển, phổ biến nhưng màu nguyên thủy của Seersucker xuất xứ từ Ấn Độ là sọc trắng – nâu đường mía đúng như ý nghĩa “sữa và đường” của nó (có lẽ, do màu sắc nồng nặc mùi tiểu đường này không được healthy cho lắm nên người ta đã đổi sang sọc trắng xanh).
• Seersucker gốc gác là vải dành cho người lao động, và Seersucker suit từng có tên gọi là “poor man’s suit” – suit dành cho người nghèo nhưng đến thập niên 20-40s nó lại được những cậu ấm của Đại học Princeton và sau đó là Duke of Windsor (toàn những người giàu) ưa chuộng, thật là kỳ lạ.
• Năm 1903, nghị sĩ Illinois Joseph Guerney Cannon đã mặc một bộ Seersucker suit trong nghi thức cấp nhà nước trước mặt Tổng thống Theodore Roosevelt. Khi được hỏi tại sao ông lại làm như vậy, Cannon trả lời: ““The weather was damned hot! – Trời nóng “vãi chưởng”!”
• Bên cạnh “poor man’s suit”, Seersucker suit còn được gọi là ”ice cream man suit – suit bán kem”, “Good Humor” (hiểu theo nghĩa đen là Hề hước, Good Humor cũng là tên một công ty sản xuất kem), tóm lại là liên quan đến kem.
• Năm 2013 – tức cách đây đúng 10 năm, Thượng nghị sĩ Ryan McKenna của bang Missouri đã đề xuất cấm người trên 8 tuổi mặc Seersucker suit ra đường vì ”trẻ con mặc cái này rất đáng yêu, đứa nhóc 3 tuổi nhà tôi mặc rất dễ thương chứ người lớn mặc thì lố bịch”?!
“Suit người nghèo”, ”suit bán kem”, lố bịch hay nhìn như đồ ngủ đó là những ”mỹ từ” dành cho Seersucker suit, nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng Seersucker suit là cách đơn giản nhất để thoát khỏi những định kiến kiểu “đồ chú rể”, “đa cấp”, “dân tài chính, ngân hàng”, “chủ tịch”, “tổng tài bá đạo”,… mà chúng ta thường nghe hàng ngày.
Các bạn nghĩ sao nếu chúng ta áp dụng Seersucker cho suit, và đây vẫn sẽ là một lựa chọn “hay ho” tại Việt Nam đấy chứ?
Sartorial không phải là đích đến, nó là một cuộc hành trình.