Những đôi giày anh em nên thử (Phần 3) – Lazyman

Lazyman – Đôi giày bạn nên thử… dùng làm quà tặng cho bố/ông/chú/bác/sếp lớn tuổi!

Đôi khi có bạn hỏi mình về giày dành cho lứa tuổi U50-U60; và cũng đang sát Tết, hẳn nhiều anh em bắt đầu tìm kiếm quà tặng cho các bậc bô lão trong nhà, nên mình nghĩ đây là thời điểm hợp lý để đưa đôi Lazyman – “giày lười” này lên sóng trở lại.

Seamless Wholecut Lazyman từ Enzo Bonafé (Ảnh: Shoegazing)

Nguồn gốc đôi này do George Cleverly đóng cho thủ tướng Anh Sir Winston Churchill trong thời WW2, Sir muốn có một đôi giày Oxford lịch sự nhưng dễ xỏ dễ tháo như Loafer, vì chiến sự ngày đấy bận bù đầu, thời gian đâu mà buộc dây giày.

Như anh em có thể thấy, phần dây giày trên đôi này là giả, làm bằng cao su để trang trí cho giống một đôi Oxford, còn về bản chất nó là giày lười với dải cao su hai bên sườn.

Đôi này cực kỳ phù hợp cho các bậc lão thành, đặc biệt là trong dịp Tết vì vừa lịch sự, vừa tháo ra xỏ vào nhanh chóng, đi chúc Tết phải cởi giày nhiều thì quá là hợp lý. Nhưng nhược điểm lớn của kiểu giày này là nếu last không đủ sắc cạnh, pattern không có tỷ lệ hợp lý thì nhìn bị rẻ tiền, không khác mấy đôi giày 300-400 ngàn đồng ngoài chợ là mấy.

Đây là quan điểm của tôi về Lazyman, một kiểu “giày lười” đúng nghĩa như tên gọi của nó nếu dịch sang tiếng Việt. Mong rằng, bạn sẽ lựa chọn được những đôi giày thực sự phù hợp nếu vẫn yêu thích những thiết kế này, với một số gợi ý ở phần kết bài.

Mẫu Churchill II của George Cleverly – shoemaker đã thiết kế đôi Lazyman đầu tiên cho Sir Winston Churchill. Đôi này thì đã có cải tiến kha khá so với nguyên mẫu, nhìn hiện đại trẻ trung hơn với họa tiết brogues được đục thẳng vào da upper.
Giày MTO đóng bởi Yohei Fukuda, dân Nhật khá thích Lazyman nên các shoemaker bên đó cũng thường xuyên làm giày này hơn.
Austerity Brogue Lazyman đóng bởi A.Meccariello.
Một thiết kế mới mẻ của Gaziano & Girling, phần cao su khó nhận diện hơn giúp đôi giày nhìn sang hơn kha khá.

Bình luận trong “Những đôi giày anh em nên thử (Phần 3) – Lazyman

  1. Được nhắc tới trong: Cá nhân hoá trong trang phục – thể hiện từ đâu? - Sartorial

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *